Giỏ hàng

Thông tin đầy đủ về tôn kẽm không phải ai cũng biết

Ngày: 14-11-2018 bởi: Công ty Cp thép sài gòn

Tôn kẽm (thép mạ kẽm) là loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết mọi lĩnh vực như giao thông vận tải, hóa chất, truyền tải điện,... Vậy nó được sản xuất như thế nào và ứng dụng ra sao, hãy cùng Thép Sài Gòn tìm hiểu thêm về tôn mạ kẽm trong bài viết dưới đây nhé.

1. Quy trình sản xuất tôn kẽm

Để làm ra được sản phẩm thép mạ kẽm đạt tiêu chuẩn thì phải trải qua nhiều công đoạn. Nó được khái quát như hình:


Sơ đồ sản xuất tôn kẽm

Đầu tiên, nguyên liệu sản xuất thép được rửa và xử lý hóa học để loại bỏ các vết bụi bẩn và lớp oxy hóa trên bề mặt nếu có. Tiếp theo, nó được nhúng vào nồi đun kẽm nóng chảy ở nhiệt độ từ 435-455°C (815-850°F). Lúc này thép sẽ phản ứng hóa học với kẽm nóng để tạo thành một lớp hợp kim trên bề mặt. Lớp ngoài cùng có thành phần 100% từ kẽm, lớp trong có tỉ lệ kẽm:thép = 75:25%. 

Sau khi mạ, lớp kẽm dư thừa sẽ được loại bỏ hết và người ta làm mát thép mạ kẽm bằng nước hoặc không khí lạnh.

Khi để tôn kẽm ngoài không khí thì lớp kẽm trên bề mặt sẽ phản ứng với oxy, nước và CO2 để tạo thành ZnCo3 bám trên bề mặt. Lớp kẽm cacbonat này có tác dụng bảo vệ lớp thép bên trong bằng cách tạo ra lớp bền mặt cơ học giữa thép và không khí, giảm khả năng tiếp xúc với khí oxy. Bên cạnh đó, ZnCo3 còn có vai trò như một cực anode, làm giảm khả năng phản ứng hóa học của sắt và đẩy lùi quá trình ăn mòn.

Tuy kẽm giúp làm giảm chậm quá trình oxy hóa của sắt nhưng nếu đặt trong môi trường nhiều hóa chất ăn mòn thì lượng kẽm trên bề mặt sẽ bị giảm dần. khiến sắt không còn được bảo vệ nữa. Những môi trường dễ khiến kẽm bị ăn mòn nhanh như nước mưa axit, nước muối,...

Một số mác thép mạ kẽm phổ biến.

2. Phân loại chất lượng của tôn mạ kẽm

Về chất lượng, một số loại thém mạ kẽm như:

  • Hàng loại 1 đạt các tiêu chuẩn chất lượng về kích cỡ, độ nhẵn mịn, sự đồng đều màu sắc,...
  • Hàng overrolled, unapplied, excess prime: có thể bị phạm vào những lỗi như bề mặt không nhẵn mịn, kích thước khổ rộng hơn khổ chuẩn. Tuy nhiên mặt hàng này vẫn có đủ chứng chỉ chất lượng của nhà máy.
  • Hàng loại 2 phạm một số lỗi như màu sắc không đồng nhất, dính dầu, dãn biên, mốc bề mặt,... Hàng này không có chứng chỉ chất lượng của nhà máy.
  • Hàng tấm phân loại: là hàng đã chặt tấm và phân loại theo kích thước (độ rộng và dày)

Ngoài ra còn có loại hàng tấm lộ cộ, tức là sản phẩm sắp xếp lộn xộn, độ rộng và dày không giống nhau.

3. Ứng dụng thực tế của tôn mạ kẽm

Như đã nói ở trên, loại tôn này có rất nhiều ứng dụng, chúng được dùng phổ biến để sản xuất:

  • Ống thông gió: tôn kẽm được ưa chuộng sử dụng để sản xuất ống gió do có độ mạ cao, bề mặt đẹp, tôn nền mềm.
  • Cửa chống cháy: loại thép mạ kẽm để sản xuất cửa chống cháy thường có độ dày từ 0.7, 0.8, 1.0, 1.2, 1.5( chủ yếu 0.7,-1.2) và rộng từ 1000, 1200, 1500.
  • Xà gồ, ống hộp: sử dụng thép có độ dày phổ biến 1.1, 1.4, 1.5, 1.6, 1.8, 2.0, 2.3, 3.0 và khổ rộng trên 1000.
  • Giá kệ: thép có độ dày phổ biến từ 0.7, 0.8, 1.0 và khổ rộng trên 100.
  • Két sắt: độ dày phổ biến từ 0.5, 0.6, 0.8, 1.0, 1.2 và khổ rộng trên 1000.
  • Tôn lợp: độ dày phổ biến 0.35, 0.4, 0.45 và khổ rộng từ 0.35, 0.4, 0.45.

Qua đây chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những thông tin cơ bản về tôn kẽm, hiện giá tôn mạ kẽm trên thị trường khá đa dạng tùy theo kích thước và chất lượng sản phẩm. Để chọn được loại phù hợp nhất, Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua đây.