Giỏ hàng

So sánh đặc tính kỹ thuật và ứng dụng của thép không gỉ 304, 430, 201, 410, 316, 409

Ngày: 20-11-2018 bởi: Công ty Cp thép sài gòn

Thép không gỉ là loại vật liệu có nhiều ứng dụng trong đời sống, tùy mục đích sử dụng hay thành phần mà người ta phân thép thành nhiều loại khác nhau. Một số loại phổ biến như thép không gỉ 304, 430, 201, 410, 316, 409. Vậy các loại thép này khác nhau như thế nào? Ứng dụng của từng loại thép ra sao? Hãy cùng Thép Sài Gòn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. So sánh đặc tính kỹ thuật của thép không gỉ 304, 430, 201, 410, 316, 409

Thành phần chính của thép chủ yếu là Crom, nhưng tùy loại thép mà hàm lượng Crom hay các chất khác có thể thay đổi. Về thành phần hóa học, chúng ta có thể so sánh thành phần của các loại thép không gỉ như bảng bên dưới:

Loại thép

Thành phần

304

-         Crom: 18-20%

-         Niken: 8-10.5%

-         Carbon: 0.08%

-         Mangan: 2%

-         P: 0.045%

-         S: 0.03%

-         Silic: 1%

430

-         Crom: 10.5-18%

-         Sắt: 0.12%

-         Niken, Sắt: 0.75%

-         Carbon: 0.12%

-         Mangan: 1%

-         P: 0.045%

 

201

-         Crom: 16-18%

-         Sắt: 0.12%

-         Niken, Sắt: 3.5-5.5%

-         Carbon: 0.15%

-         Mangan: 5.5-7.5%

-         N: 0.25%

-         S: 0.03%

-         Silic: 1%

410

-         Cr: 11.5-13.5%

-         C: 0.15%

-         Mn: 0-1%

-         Si: 0-1%

-         S: 0.03%

-         Ni: 0.75%

316

-         Cr: 16-18%

-         Ni: 10-14%

-         Mo: 2-3%

-         Si: 1%

-         P: 0.045%

-         S: 0.03%

-         Mn: 2%

-         C: 0.08%

409

-         Cr: 10.5-11.75%

-         Fe: 0.08%

-         Ni: 0.5%

-         Si: 1%

-         P: 0.045%

-         S: 0.03%

-         Ti: 0.75%

-         Mn: 1%

 

So sánh đặc tính kỹ thuật của các loại thép không gỉ:

Đặc tính

Loại thép

Tính chống ăn mòn

Khả năng chịu nhiệt

Tính hàn

304

Có khả năng chống ăn mòn rất cao kể cả trong môi trường nhiều hóa chất

Khả năng chịu nhiệt lên tới 925°C

Thép không gỉ 304 có thể thực hiện tất cả các phương pháp hàn tốt.

430

- Khả năng chống ăn mòn tối ưu trong điều kiện kiểm soát kỹ lưỡng

- Thép không gỉ 430 có khả năng chống ăn mòn bởi axit hữu cơ và axit nitric

Khả năng chịu nhiệt lên đến 815°C nếu sử dụng liên tục, 870°C nếu sử dụng đứt đoạn

Phải gia nhiệt đến 150-200°C trước khi hàn.

201

- Khả năng chống ăn mòn trong môi trường nhẹ đến vừa.

- Dễ bị ăn mòn giữa các hạt trong vùng ảnh hưởng nhiệt mối hàn

Có thể làm việc trong nhiệt độ từ 1.149-1.232 °C.

Có thể được hàn bằng cách sử dụng tất cả các kỹ thuật hàn thông thường.

410

Khả năng chịu ăn mòn tốt hơn thép không gỉ 201 và kém hơn thép không gỉ 304

Có thể chịu nhiệt lên tới 650°C ở điều kiện lý tưởng.

Có thể được hàn bằng kỹ thuật thông thường, tuy nhiên trước khi hàn phải gia nhiệt ở 150-260 ° C

316

Là loại thép không gỉ tuyệt vời trong việc chống rỗ và kẽ hở chống ăn mòn trong môi trường Clorua với nhiệt độ ấm.

Thép không gỉ 316 có thể làm việc liên tục trong nhiệt độ 870°C, thậm chí lên tới 925°C.

 

409

- Bề mặt chịu ăn mòn nhẹ

- Tuy nhiên có sức đề kháng tuyệt vời để xả khí và chống ăn mòn khí quyển

Thép không gỉ 409 có thể chịu được nhiệt độ lên tới 675°C khi hoạt động liên tục và 815°C không liên tục.

Phải được gia nhiệt tới 150-260°C trước khi hàn.

2. Ứng dụng của từng loại thép không gỉ

Bảng ứng dụng của các loại thép:

Tên thép

Ứng dụng

304

-         Dùng trong thiết bị vật tư y tế

-         Làm vật liệu trang trí nội thất cho nhà hàng, khách sạn, ga tàu, bến xe,…

-         Làm phụ kiện nhà bếp, lò nướng, bếp ga, bếp công nghiệp, bồn chứa nước,…

-         Dùng trong ngành công nghiệp đóng tàu, dầu khí, luyện kim.

-         Dùng trong các công trình thủy điện, nhà máy hóa chất

-         Dùng trong ngành hóa thực phẩm như nhà máy bia, đồ hộp, hải sản đông lạnh,...

430

-         Dùng để sản xuất các sản phẩm chịu nhiệt, thiết bị gia dụng, linh kiện điện tử, các thiết bị trong máy lọc dầu, máy giặt, bếp gas, máng xối, tấm lợp,….

201

-         Sản xuất các thiết bị bếp gia đình như chảo, nồi

-         Trang trí nội thất

-         Thiết bị chế biến thực phẩm ở những nơi có độ pH <3

410

-         Sử dụng trong các ngành công nghiệp xe hơi, hóa dầu, máy kéo, rèn, điện, nha khoa, chế biến thực phẩm,…

-         Sản xuất các vòng trục, khuôn dập, dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ cầm tay, tuabin, trục bơm,…

316

-         Sản xuất các thiết bị trong ngành thực phẩm

-         Sử dụng để cấy ghép các khớp nối trong cơ thể như ốc vít, ghim,…

-         Ứng dụng trong lĩnh vực hàng hải như làm phụ kiện tàu biển, mỏ neo,

-         Thép không gỉ 316 có thể dùng để sản xuất phụ kiện máy bay

-         Làm thùng chứa hóa chất

-         Sử dụng trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, dầu khí, mỏ, đá,…

-         Sử dụng trong nhà máy tái chế hạt nhân

409

-         Sản xuất ống xả ô tô

-         Làm hệ thống chuyển đổi xúc tác

 

Trên đây là một số thông tin so sánh về đặc tính cũng như ứng dụng của các loại thép không gỉ 304, 430, 201, 410, 316, 409 phố biến nhất trên thị trường. Hi vọng những thông tin mà Thép Sài Gòn chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác nhất cũng như có thể phân biệt được các loại thép không gỉ. Nếu có đóng góp về bài viết, bạn đọc có thể comment ngay bên dưới để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.